Thế nhưng, cuộc sống lại đòi hỏi độc/thính giả phải dùng những thông tin đó, trực tiếp hay gián tiếp trong đời sống hàng ngày, dù còn đang làm việc hay đã nghỉ hưu. Hoặc giả, cũng chỉ để mua vui qua một vài trống canh.
Nếu có thì giờ, phương tiện, người ta có thể tìm hiểu và đối chiếu dữ kiện trên internet, qua "ông thày google", hoặc la cà nơi những quán cà phê để gặp bạn bè nhằm trao đổi tin tức, san sẻ sự suy nghĩ.
Trong tinh thần đó, chương trình "Giải Ảo Thời Sự" của kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa có thể hữu ích và lý thú.
Hiện nay trên trang Trong Chốn Ta Bà tôi thường post lại những chương trình này.
D~
Giải Ảo Thời Sự 181015 - Phần 1: Nhân quyền và TPP
Giải Ảo Thời Sự 181015 - Phần 2: Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Hoa Kỳ
0o0https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20080611182144AAPjKXP
Cõi Ta-bà (Samsāra, Sa-bà) là gì?
Thoát khỏi cõi Ta-bà liệu có phải là cõi ngoại Ta-bà?
Ngoại Ta-bà (nếu có) thì sẽ như thế nào?
Câu trả lời hay nhất: Ta bà là gì? Ta bà là phiên âm từ chữ Saha của Phạn ngữ, có nghĩa là ráng chịu đựng, vì chúng sinh ở trong cõi này chịu các phiền não, tham sân si bức bách, làm các điều ác, xoay quanh trong ba nẻo sáu đường, lại cứ cam lòng nhẫn chịu không mong ngày ra khỏi. Ta bà không phải chỉ có một thế giới ta đang ở, mà nó gồm cả ba nghìn đại thiên thế giới, trong phạm vi hóa độ của Phật Thích Ca Mâu Ni.
Pháp giáo Phật dạy rằng :
Ta bà chẳng khác gì quán trọ, nhân loại sống trong cõi này đều giả tạm, vô thường, không thật. Tại sao không thật? Vì suốt cả cuộc đời bị sinh, lão, bệnh, tử, tiền tài, danh vọng chi phối, bức bách thật là khổ não. Tất cả đời sống vật chất cho dù làm vua, làm quan, giàu sang đến cỡ nào đi nữa nhưng khi ra đi không mang được gì cả, cho nên mới gọi là không thật. Chúng ta là người hiểu đạo, phải sớm giác ngộ ngay chỗ này, sống có đạo đức để làm lợi ích cho mọi người. Có như vậy, mới không uổng phí đời người.
Ngoại Ta-bà ví như Cực Lạc : Cực lạc là gì? Cực là rất, lạc là vui. Như vậy, Cực lạc là cõi thuần vui. Trong Kỳ Viên Hội, đức Phật gọi ngài Xá Lợi Phất dạy rằng: “Cõi đó vì sao gọi là Cực lạc? Vì chúng sinh trong cõi đó không có các điều khổ, chỉ hưởng thuần những sự vui, nên gọi là Cực lạc”.
Thế cho nên : Ta bà thật là đau khổ, tại sao chúng ta không sớm giác ngộ để một lòng nhớ về cố hương Cực lạc? Cố hương là nơi chúng ta chôn nhau cắt rốn, là ngôi nhà vững chắc cho chúng ta ngơi nghỉ sau những ngày tháng vất vả với cuộc đời.
Đức Phật Thích Ca, vì hiểu cuộc đời ngắn ngủi, kiếp phù sinh tạm bợ, mong manh nên đã quay mặt với vinh hoa, độc hành vào núi thẳm, rừng sâu tìm chân lý. Bao ngày tháng miệt mài tu tập, cuối cùng giác ngộ, đem đạo mầu soi tỏ cuộc đời. Giáo lý Ngài dạy rất nhiều, trong đó, vô thường (không thường còn, luôn đổi thay biến dạng) là một trong những giáo lý căn bản.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.